Nhắc đến Trung Quốc là nhắc đến một quốc gia có bề dày lịch sử 5000 năm, phong phú về văn hóa, đặc sắc về ẩm thực và đa dạng về kiến trúc. Đan xen với đó thì trong mỗi lĩnh vực lại có một hình ảnh đặc trưng tương ứng, chỉ cần nhìn vào đó là người ta có thể dễ dàng nhận ra nét văn hoá truyền thống đặc sắc của quốc gia này.
1. Rồng
Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, rồng (龙 – /lóng/) là biểu tượng của quyền lực, sự cao quý và danh dự, đồng thời là biểu tượng của sự may mắn và thành công.
Trong xã hội phong kiến, hình tượng Rồng còn là biểu trưng cho quyền lực tối cao của Hoàng đế. Tất cả hoạ tiết và hoa văn Rồng chỉ được sử dụng trong Hoàng gia. Người Trung Quốc luôn tự hào rằng mình là “truyền nhân của rồng”.

Rồng không chỉ thịnh hành ở Trung Quốc, mà còn rất phổ biến đối với người Hoa khắp nơi trên thế giới. Nó đã trở thành biểu tượng của Trung Quốc và văn hóa Trung Quốc. Một trong những nét văn hoá tiêu biểu ở các khu phố Tàu ở khắp các nơi chính là Múa rồng trong dịp năm mới.
Rồng cũng là một trong 12 con giáp trong văn hoá Trung Hoa. Những người sinh năm Thìn được cho là nhiệt tình và tự tin, không ngại thử thách và sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
2. Chữ “Phúc” – 福 /fú/
Nếu đến thăm nhà của người Trung Quốc vào những ngày đầu năm mới, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh tranh chữ Phúc treo ngược ở cửa nhà. Chữ Phúc thường được viết bằng mực vàng trên giấy đỏ, treo trên các cánh cửa khắp đất nước bởi người Trung Quốc hy vọng may mắn cho năm mới.

Tương truyền, hoàng đế dưới thời nhà Minh (1368–1644) chiếu lệnh cho mọi gia đình phải dán chữ “Phúc” lên cửa nhà để đón Tết. Vào ngày đầu tiên của năm mới, hoàng đế cử lính đến từng nhà kiểm tra. Quân lính phát hiện một gia đình mù chữ đã dán ngược chữ “Phúc”.Hoàng đế xử tội chết cho cả gia đình này, song Hoàng hậu lúc này nhanh trí giải thích rằng chữ “Phúc” treo ngược đọc là “Phúc đảo”. Đây là phép chơi chữ, trong đó đảo (倒) là từ đồng âm với đáo (到) – do đó chữ treo ngược trở thành “Phúc đáo”, nghĩa là phúc đến nhà.Lời giải hợp tình hợp ý của hoàng hậu khiến nhà vua đổi ý, thả tự do cho gia đình trên.
Từ đó, mọi người dân Trung Quốc đều treo chữ Phúc ngược, vừa để đón hạnh phúc đến nhà, vừa để ghi nhớ lòng từ bi của hoàng hậu.
3. Phượng Hoàng
Từ xa xưa, người Trung Quốc đã xem Phượng hoàng (凤凰 fènghuáng) là biểu tượng của sự ấm áp của ánh mặt trời và vụ mùa bội thu. Phượng hoàng được sinh ra và tái sinh từ lửa.
Vào thuở ban đầu, phượng hoàng không chỉ nói đến như là một con đơn lẻ mà là một cặp. Phượng là con chim đực, trong khi hoàng là con chim cái. Cùng với nhau, chúng là một phép ẩn dụ cho biểu tượng âm và dương, cũng như một biểu tượng của mối quan hệ chính thức giữa nam và nữ.

Bộ lông sặc sỡ của chim phượng hoàng bao gồm 5 màu cơ bản của triết học Trung Quốc – vàng, trắng, đỏ, đen, xanh lá cây, và tương ứng với 5 giá trị Nho giáo là: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.
Đây là lý do tại sao thời xưa, người ta tin rằng phượng hoàng, giống như kỳ lân, chỉ xuất hiện khi quốc gia thái bình thịnh vượng.
Theo ghi chép, lần đầu tiên phượng hoàng xuất hiện dưới thời trị vì của Hiên viên đế, vị quân chủ huyền thoại và là anh hùng văn hoá của Văn minh Trung Hoa, được coi là thuỷ tổ của dân tộc Hán (khoảng năm 2600 trước Công Nguyên). Chim phượng hoàng cũng quay về và làm tổ trong cung điện của Đế Nghiêu năm 2350 trước Công Nguyên. Người Trung Quốc cổ cũng tin rằng phượng hoàng đã xuất hiện khi Khổng tử ra đời vào 551 trước Công Nguyên. Hình ảnh này được các danh hoạ đời xưa mô tả với chim phượng hoàng đang bay lượn trên bầu trời và kỳ lân đang bước đi khoan thai dưới chân núi.
4. Âm dương
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều đã từng nghe đến Âm – Dương (阴阳) và có những hình dung nhất định về biểu tượng này. Trong văn hóa Trung Hoa, hai yếu tố này đại diện cho các nguyên tắc đối lập trong tự nhiên và theo một cách nào đó, nó cho thấy sự cân bằng mà mọi thứ xung quanh chúng ta cần phải có. Đó cũng là lý do tại sao thuyết Âm Dương được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Khái niệm Âm và Dương đã có ít nhất 4000 năm lịch sử.

Âm là đại diện cho tính nữ hoặc bản chất tiêu cực của sự vật, trong khi Dương đại diện cho tính nam hoặc mặt tích cực của mọi việc. Âm và dương là một cặp luôn đồng hành với nhau như nữ tính và nam tính, mặt trời và mặt trăng, nóng và lạnh, tối và sáng, chủ động và bị động,…
5. Ngọc
Ngọc là một loại đá biến chất có màu tự nhiên là xanh lục, đỏ, vàng hoặc trắng. Khi nó được đánh bóng và xử lý, màu sắc rực rỡ của ngọc bích có thể rất phi thường. Loại ngọc phổ biến nhất trong văn hóa Trung Quốc là ngọc lục bảo – 翠绿 /cuìlǜ/.

Được gọi là 玉 (yù) trong tiếng Trung Quốc, ngọc bích rất quan trọng đối với văn hoá Trung Quốc vì vẻ đẹp, công dụng thực tế và giá trị xã hội của nó. Trong Li Ji (Sách Lễ), Khổng Tử nói rằng có 11 Đệ, hay các đức tính, được thể hiện bằng ngọc: nhân từ, công bình, ngay thẳng, chân chính, đáng tin cậy, âm nhạc, trung thành, trời, đất, đạo đức và thông minh.
“Những người khôn ngoan đã ví ngọc bích như đức hạnh. Đối với họ, độ bóng và độ sáng của nó tượng trưng cho toàn bộ sự tinh khiết; độ nhỏ gọn hoàn hảo và độ cứng cực cao của nó tượng trưng cho sự chắc chắn của trí thông minh; các góc của nó, không cắt, mặc dù chúng có vẻ sắc nhọn, đại diện cho công lý; âm thanh tinh khiết và kéo dài, mà nó phát ra khi người ta đánh nó, đại diện cho âm nhạc.
“Màu sắc của nó tượng trưng cho lòng trung thành; những khiếm khuyết bên trong của nó, luôn thể hiện bản thân thông qua sự trong suốt, kêu gọi sự chân thành trong tâm trí; độ sáng óng ánh của nó tượng trưng cho trời; chất đáng ngưỡng mộ của nó, sinh ra từ núi và nước, đại diện cho đất. Được sử dụng một mình mà không trang trí, nó tượng trưng cho sự trong trắng . Cái giá mà cả thế giới gắn vào nó thể hiện sự thật. ”
Sách nghi thức
Trong tiếng Trung, từ ngọc bích (玉) được đưa vào nhiều thành ngữ và tục ngữ để biểu thị những điều tốt đẹp.
Ví dụ, 冰清玉洁 (bīngqīngyùjié), dịch trực tiếp có nghĩa là “băng thanh ngọc khiết” là một câu nói tiếng Trung có nghĩa là người nào đó thuần khiết và cao quý. Hay 亭亭玉立 (tíngtíngyùlì) là một cụm từ được sử dụng để mô tả một cái gì đó hoặc một người nào đó đẹp đẽ, mảnh mai và duyên dáng. Ngoài ra, 玉女 (yùnǚ), có nghĩa là ngọc nữ, là một thuật ngữ chỉ một phụ nữ hoặc cô gái xinh đẹp.
Cùng KAI tìm hiểu thêm nhiều nét đặc sắc văn hoá Trung Quốc khác qua loạt bài dưới đây: